Chiếm lĩnh truyền thông với chiến lược buzz marketing thu hút khách hàng
1 Năm trước 113 lượt xemBuzz Marketing là gì?
Buzz Marketing là một dạng của Tiếp thị truyền miệng (Word Of Mouth Marketing) hay còn gọi là Marketing lan truyền.
Buzz là một hành động kích hoạt cộng đồng lan truyền trên diện rộng. Nó có thể là một quảng cáo, khẩu hiệu, biểu tượng, ý tưởng, cụm từ… hay bất kỳ hoạt động nào khiến mọi người ghi nhớ sâu sắc về thương hiệu / sản phẩm của doanh nghiệp bạn và và sẵn sàng chia sẻ đến cộng đồng.
Buzz Marketing là một trong những chiến lược tiếp thị truyền miệng mạnh mẽ
Tóm lại: Buzz Marketing là các chiến lược tiếp thị độc đáo nhằm thu hút sự chú ý của người dùng và những người có tầm ảnh hưởng để truyền tải thông điệp Marketing.
4 Thuật ngữ thường gặp trong Buzz Marketing:
- Displayed Buzz Volume: Số lượng chuyển đổi trên Social Network.
- Buzz Volume: Số lượng tương tác được thu thập (Nhận xét, chia sẻ, bài đăng…) trên các kênh Social.
- Relevant Buzz Volume: Số lượng Buzz liên quan.
- Brand Mention: Số lượt nhắc đến nhãn hàng.
Ưu và nhược điểm của Buzz Marketing
Bạn đã nắm rõ về Buzz Marketing là, vậy chiến lược tiếp thị này có điểm gì nổi bật cũng như mặt hạn chế?
Ưu điểm của Buzz Marketing
- Không tốn quá nhiều chi phí mà vẫn “chiếm lĩnh” truyền thông hiệu quả.
- Kích thích sự tò mò của người dùng về thương hiệu / sản phẩm của doanh nghiệp đó. Điều này giúp gia tăng khả năng nhận diện thương hiệu tuyệt vời.
Nhược điểm của Buzz Marketing
- Độ uy tín và tin cậy của thương hiệu trong mắt khách hàng có thể theo chiều hướng xấu. Tùy theo mức độ ít hay nhiều.
- Nếu bộ phận Marketing không kiểm soát tốt có thể dẫn đến sự sụp đổ của doanh nghiệp.
>>> Xem thêm: Marketing 0 đồng là gì? Những chiến lược marketing 0 đồng hiệu quả
Phân loại Buzz Marketing
Truyền thông gây sốc (Outrageous)
Phương pháp Buzz Marketing này sẽ dựa trên các hành động / lời nói gây sốc những khiến người xem nhớ mãi.
Ví dụ: Để thử độ bền cho một sản phẩm (mà khách hàng thường đánh giá thấp), bạn có thể ném sản phẩm từ trên cao xuống, cho vào máy ép thủy lực hay cho xe tải cán qua… sẽ thay đổi cái nhìn của họ ngay lập tức.
Một ví dụ về Truyền thông gây sốc
Truyền thông hài hước (Hilarious)
Bạn có thể tham khảo các kênh Youtube hài hước của Thánh Lồng Tiếng, Vlogger Hậu Hoàng. Với nhiều video giải trí sáng tạo nhưng vẫn đảm bảo truyền tải thông điệp sản phẩm tốt để người xem phải ghi nhớ.
Ngày nay, tâm lý chung của mọi người là dễ bị thu hút bởi những yếu tố mới lạ nhưng phải hài hước trong các video. Việc triển khai Buzz Marketing theo chiến lược này sẽ dễ dàng tiếp cận với rất nhiều khách hàng của bạn.
Truyền thông ấn tượng (Remarkable)
Những chiến lược truyền thông này được chú trọng trong từng chi tiếp nhằm đảm bảo chất lượng tạo ra tốt hơn hẳn so với các sản phẩm Marketing khác.
Truyền thông gây tranh cãi (Controversial)
Hầu hết chúng ta thường thích thú khi bàn tán đến những vấn đề nhạy cảm, gây nhiều tranh cãi.
Bạn có thể lợi dụng xu hướng này để triển khai các chiến dịch tiếp thị đặc biệt khiến mọi người phải bàn tán và thảo luận với nhau. Thậm chí nội dung đó có “rẻ” tiền như thế nào đi chăng nữa.
Truyền thông độc đáo (Uniqueness)
Đây là dạng truyền thông được tạo ra bằng sự kết hợp trong các series phim ngắn hay MV ca nhạc. Truyền thông độc đáo có thể được dùng thông qua sự kết hợp giữa các MV ca nhạc, series.
Hiện nay, hầu hết các thương hiệu Việt đang ứng dụng hình thức này để quảng bá sản phẩm của họ như Bitis Hunter “Đi để trở về hay Lạc Trôi” hay Tiki “Ở Đâu Cần, TIKI Có…”
Chiến thuật Buzz của Bitis
Nhờ vào tính hấp dẫn của nội dung và âm nhạc mang tính viral kết hợp với sức ảnh hưởng của người nổi tiếng. Những nội dung này dễ dàng được công chúng đón nhận và share “mạnh tay”.
>>> Xem thêm: Phần mềm quản lý bán hàng toàn diện dành cho doanh nghiệp
6 Cách tạo chiến dịch Buzz Marketing bùng nổ
Áp dụng nguyên tắc Khan Hiếm
Hiện tượng này đang ngày càng tăng mạnh, giúp doanh nghiệp tiếp cận khách hàng nhiều và chốt đơn “mỏi tay”.
Các kỹ thuật khan hiếm bạn có thể tham khảo như: Khuyến mãi giờ vàng, chỉ áp dụng trong thời gian ngắn, Flash sale, sử dụng hoặc mất phiếu mua hàng…
Thông qua đó, bạn có thể tạo nhiều chiến dịch Buzz Marketing hiệu quả và tăng nhu cầu của sản phẩm.
Kết hợp các Influencer
Tận dụng sức ảnh hưởng của những người nổi tiếng trên mạng xã hội được xem là chiến thuật Buzz Marketing hiệu quả được nhiều doanh nghiệp / nhà bán lẻ thực hiện.
Ví dụ: Vinfast đã mời David Beckham xuất hiện trong buổi ra mắt xe tại Pháp. Nhờ vào sức hút và độ nổi tiếng của mình, David Beckham thu hút lượng lớn giới truyền thông và khách hàng trên toàn thế giới quan tâm.
Hình ảnh David Beckham xuất hiện trong buổi ra mắt xe của Vinfast
Tạo Tin Đồn nhưng được định hướng
Đã làm trong lĩnh vực Marketing, nếu bạn nghĩ rằng: Tin đồn sẽ được “sinh ra” và “phát tán” thì chắc chắn bạn không thể thành công.
Thực tế: Mọi tin đồn đều nằm trong tầm kiểm soát của người tạo được định hướng một cách rõ ràng!
Việc định hướng dư luận vừa và đủ sẽ giúp các tin được lan truyền đúng mục đích truyền thông mà doanh nghiệp bạn đang hướng đến.
Chủ đề gây Tranh Cãi
Bản chất của mọi vấn đề tranh cãi đều mang tính viral, kích thích nhiều người quan tâm và tham gia vào cuộc “đấu” để khẳng định ai đúng – ai sai.
Và đây cũng là “món nguyên liệu” hấp dẫn được nhiều doanh nghiệp đưa vào chiến dịch Buzz Marketing của mình.
Bắt nhịp Xu hướng khách hàng
Facebook là trang mạng xã hội với khoảng 2 triệu người dùng truy cập mỗi ngày. Đây chính là môi trường lý tưởng để bạn lan tỏa các thông điệp của mình đến với khách hàng tiềm năng.
Bạn hãy cập nhật các sự kiện hot, xu hướng mới nhất và những điều và khách hàng đang quan tâm… để có thể tạo ra chiến lược Buzz Marketing “thỏa mãn” tâm lý của họ mà vẫn khéo léo “khoe” sản phẩm / dịch vụ của bạn.
Nắm bắt tâm lý khách hàng sẽ giúp bạn tạo ra nhiều chiến dịch PR hiệu quả
“Đánh mạnh” vào Con Người thay vì sản phẩm
Cách tốt nhất để chạy chiến dịch Buzz Marketing thành công là tập trung chính vào nhu cầu và sở thích của đối tượng mục tiêu.
Chiến thuật tiếp thị truyền thông có thể “thỏa mãn” khách hàng sẽ khiến họ ấn tượng và muốn tìm hiểu sâu hơn về thương hiệu và sản phẩm của doanh nghiệp bạn. Có như vậy hiệu quả quảng bá và bán hàng cũng gia tăng mạnh mẽ.
Buzz Marketing vs Viral Marketing
Mặc dù bạn đã hiểu về Buzz Marketing là gì nhưng nếu không tìm hiểu kỹ sẽ dễ bị nhầm lẫn giữa Buzz Marketing và Viral Marketing. Prodima sẽ giải đáp rõ hơn cho bạn ngay bên dưới!
Đầu tiên chúng ta cần hiểu rõ về Word of Mouth (WOM) – Marketing truyền miệng: Là sự giao tiếp giữa người với người bằng lời nói miệng để truyền tải những thông tin không chính thức về về dịch vụ, sản phẩm, nhãn hiệu, sự kiện… của một doanh nghiệp được mời chào trên thị trường
Cả Buzz Marketing và Viral Marketing đều áp dụng phương thức WOM, đều hướng đến sự “tận dụng” truyền miệng của cộng đồng mạng xã hội sẽ tạo ra làn sóng thông tin lớn về thương hiệu, dịch vụ / sản phẩm của doanh nghiệp để tác động lên lượng cầu của người tiêu dùng.
Trong đó:
- Viral Marketing chỉ tập trung đẩy mạnh các thông tin theo dạng tự nhiên nhất và lan truyền trên thế giới trực tuyến: Internet, web review, weblog, instant message…
- Buzz Marketing nhắm vào hiệu ứng WOM bằng cách tạo ra những sự bàn tán / tranh cãi từ những thông tin truyền thông để tăng nhận biết về thương hiệu doanh nghiệp. Nhưng chiến lược đã được định hướng để “kéo” về nhiều bàn tán tích cực nhất có thể.
Buzz Marketing được nhận định là một sự kết hợp tuyệt vời giữa Viral Marketing và WOM. Và khi doanh nghiệp bạn có thể vận dụng Buzz Marketing đúng cách sẽ nhanh chóng trở thành người dẫn đầu trong câu chuyện thương hiệu.