0
(0 đánh giá)

Trong bất kỳ ngành nghề kinh doanh nào, doanh thu bán hàng luôn là một trong những chỉ số được quan tâm đến rất nhiều. Bởi doanh thu bán hàng sẽ quyết định trực tiếp đến lợi nhuận mà doanh nghiệp sẽ đạt được. Cùng với đó, muốn tồn tại và phát triển lâu dài thì mặc nhiên doanh nghiệp cần phải có doanh thu cao.


Và tất nhiên ai ai cũng đều mong muốn và không ngừng tìm cách để tăng được doanh thu bán hàng của mình càng nhiều càng tốt. Vậy doanh thu bán hàng là gì? Làm gì để tăng doanh thu bán hàng? Tất cả sẽ được chúng tôi giải đáp ngay trong khuôn khổ bài viết ngày hôm nay.


1/ Doanh thu bán hàng là gì?


Doanh thu là gì? Doanh thu nói chung hay doanh thu bán hàng nói riêng luôn là những khái niệm được đề cập đến thường xuyên trong lĩnh vực kinh doanh. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ thuật ngữ này đề cập đến vấn đề gì và cũng chính vì vậy mà dẫn đến việc nhầm lẫn với các chỉ số khác. Để có thể trả lời được chính xác “Doanh thu bán hàng là gì?” thì trước hết bạn cần phải biết được cả “Doanh thu là gì?”. Bởi nhắc đến doanh thu bán hàng thực chất là một phần thuộc doanh thu, được phân tách để tính riêng theo mục tiêu của các doanh nghiệp. Trong hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam số 14 đã đưa ra định nghĩa rất rõ ràng về chỉ số này. 


Theo đó, doanh thu chính là tổng giá trị lợi ích kinh tế mà doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán của mình. Doanh thu sẽ phát sinh từ những hoạt động kinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp từ đó góp phần vào vốn đầu tư phát triển chung. Hay hiểu một cách đơn giản thì doanh thu sẽ tổng số tiền mà doanh nghiệp đạt được nhờ các hoạt động bán hàng, cung cấp dịch vụ hay các hoạt động kinh tế khác đang được thực hiện. Như vậy, cách hiểu về doanh thu này bạn cũng sẽ hiểu ngay được về khái niệm doanh thu bán hàng.


Doanh thu bán hàng chính là những giá trị hay đúng hơn là tổng số tiền mà doanh nghiệp đạt được từ việc buôn bán hàng hóa, sản phẩm và cung cấp dịch vụ của mình. Chỉ số này sẽ được tính theo một khoảng thời gian hoạt động cố định của doanh nghiệp, đó chính là các kỳ kế toán. Có một điều bạn cần phải lưu ý đó là, rất nhiều đơn vị sẽ phân tách rõ ràng doanh thu bán hàng là ngoài hay là nội bộ. Doanh thu bán hàng nội bộ chính là những sản phẩm, hàng hóa hay dịch vụ được đem tặng, biếu hoặc tiêu dùng ngay trong chính nội bộ doanh nghiệp. 


Xem thêm:  Mở cửa hàng kinh doanh văn phòng phẩm cần bao nhiêu vốn?



2/ Ý nghĩa của doanh thu bán hàng


Có lẽ với khái niệm về doanh thu bán hàng đơn thuần như trên thì không phải ai cũng có thể nhận ra ngay được ý nghĩa của nó. Tuy nhiên, đây được coi là một trong những chỉ số rất quan trọng khi tiến hành kinh doanh, sản xuất mà mọi doanh nghiệp đều quan tâm đến. Ý nghĩa của thuật ngữ này được thể hiện ở chỗ nó chính là nguồn tài chính quan trọng của mọi đơn vị kinh doanh, là một phần tạo nên sự ổn định cho nguồn vốn hoạt động. Từ đó giúp doanh nghiệp chi trả các khoản chi phí cần thiết cho hoạt động kinh doanh, sản xuất của mình.


Vì vậy, nó quyết định rất nhiều đến nguồn tài chính hoạt động của cả một tập thể trong kỳ kế toán tiếp theo như thế nào. Một doanh nghiệp có doanh thu bán hàng cao cũng sẽ đồng nghĩa với việc sẽ giúp tăng tốc độ lưu chuyển vốn và tăng vòng quay nguồn vốn. Cùng với đó rút ngắn khoảng cách giữa các khoản vốn của doanh nghiệp so với vốn phải đi vay bên ngoài. Từ đó tạo nên một nguồn vốn ổn định nhất, giảm trừ đi các khoản lãi phát sinh từ việc vay vốn bên ngoài.


Ngoài ra, doanh thu bán hàng sẽ giúp doanh nghiệp đánh giá được tình hình hoạt động, kinh doanh của mình trong kỳ kế toán đấy ra sao. Đề từ đó điều chỉnh các chiến lược, hoạt động trong kỳ kế toán sau tới của mình sao cho đảm bảo về mặt hiệu quả hơn. Bởi doanh thu bán hàng tăng cao cũng đồng nghĩa với việc bạn bán được nhiều sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ hơn ra thị trường. Không chỉ góp phần làm tăng lợi nhuận mà còn tạo dựng vị thế cho doanh nghiệp có thể cạnh tranh với các đối thủ của mình.


3/ Phân biệt doanh thu bán hàng với các loại doanh thu khác


Khi đề cập đến doanh thu thì rất nhiều bạn sẽ nhầm lẫn đó là doanh thu bán hàng, tuy nhiên đó chỉ là một phần nằm trong doanh thu tổng thể của một doanh nghiệp trong quá trình hoạt động mà thôi. Doanh thu mà doanh nghiệp có được sẽ đến từ rất nhiều nguồn khác nhau chứ không chỉ riêng việc bán hàng và cung cấp dịch vụ cho khách hàng của bạn. Vì vậy, các bạn cần phải phân biệt được doanh thu bán hàng với các loại doanh thu khác nếu không sẽ rất dễ bị nhầm lẫn.


Theo đó, doanh thu bán hàng là khoản doanh thu được tạo ra từ hoạt động kinh doanh chính của doanh nghiệp. Đó là việc bán hàng hóa hay cung cấp dịch vụ đối với từng mô hình kinh doanh. Ngoài ra, doanh thu của doanh nghiệp còn có thể đến từ các hoạt động khác là hoạt động tài chính hoặc bất thường. 


+ Doanh thu từ hoạt động tài chính: Khoản tiền thu được từ những hoạt động tài chính, kinh doanh vốn của doanh nghiệp. Như tiền lãi, tiền nhượng quyền, bản quyền, bảo trợ thương hiệu, cho thuê tài sản,….

+ Doanh thu từ hoạt động bất thường: Hoạt động bất thường hay có thể nói đây là một nguồn thu không phải lúc nào cũng xuất hiện trong mọi kỳ kế toán. Tất nhiên nó sẽ nằm ngoài các hoạt động kinh doanh chính của đơn vị như tiền vi phạm hợp đồng, bản quyền, các khoản tiền thưởng của khách hàng, các khoản thuế được hoàn trả,…


Như vậy, từ những định nghĩa về các khoản doanh thu mà doanh nghiệp có thể đạt được như trên thì bạn có thể dễ dàng phân biệt chúng với nhau. Đơn giản, doanh thu bán hàng là khoản tiền thu được từ hoạt động kinh doanh chính của doanh nghiệp là cung cấp hàng hóa, dịch vụ. Nó sẽ bao gồm cả doanh thu bán sản phẩm cho khách hàng và cả doanh thu bán hàng nội bộ.


4/ Công thức tính doanh thu bán hàng bạn cần biết


Khi tính doanh thu bán hàng bạn cần phải lưu ý rằng đó là doanh thu tổng (doanh thu ròng) hay là doanh thu thuần. Đối với doanh thu bán hàng sẽ được phân thành hai loại khác nhau và đây là điều mà bất ai làm kế toán hay liên quan đến tài chính đều biết rất rõ. Bởi đây là hai chỉ số có điểm khác biệt rất lớn và mọi doanh nghiệp sẽ căn cứ vào đó để đánh giá hoạt động kinh doanh, sản xuất của mình. Đồng thời đưa ra kế hoạch sử dụng tài chính cho kỳ kế toán tiến theo:


+ Đối với doanh thủ tổng: Đây là toàn bộ số tiền mà doanh nghiệp thu được về sau các hoạt động cung ứng sản phẩm, dịch vụ của mình. Như vậy, nếu ban đang thắc mắc không biết doanh thu bán hàng có bao gồm thuế không thì trong trường hợp này sẽ là có nhé. Công thức tính doanh thu tổng như sau:

Doanh thu tổng = Sản lượng * Giá bán


+ Đối với doanh thu thuần: Đây là doanh thu bán hàng thực mà doanh nghiệp đạt được sau khi đã trừ đi các khoản giảm trừ khác nhau. Từ đó sẽ giúp bạn tính được lợi nhuận mình có được trước và sau thuế để biết xem kỳ này mình lỗ hay lãi.

Doanh thu bán hàng thuần = Tổng doanh thu – Các khoản giảm trừ


Xem thêm: GoSELL - Phần mềm quản lý bán hàng toàn diện dành cho doanh nghiệp


7/ Các chiến lược tăng doanh thu bán hàng nên biết


Hiểu và kết nối với nguyện vọng của khách hàng


Để tăng được doanh thu bán hàng thì bạn cần phải hiểu và kết nối với nguyện vòng của khách hàng. Bởi bản chất nếu bạn muốn tăng được doanh thu bán hàng thì bạn cần phải bán được nhiều hàng hóa, sản phẩm hơn. Nếu bạn không biết, không hiểu được mong muốn của khách hàng gì, họ thích gì, muốn nhận được gì. Khi không hiểu thực sự về khách hàng của mình bạn rất khó có thể đưa ra được những sản phẩm mà họ ưng ý. Hơn thế, việc hiểu và kết nối với nguyện vọng của khách hàng còn giúp doanh nghiệp không ngừng hoạn thiện hơn về sản phẩm của mình khi cung ứng ra thị trường tiêu dùng.


Khai thác các cơ hội tiềm năng


Rất có thể bạn không nhận ra, việc tập trung quá nhiều vào lợi nhuận chính là một sai lầm rất lớn trong quá trình bán hàng của bất kì ai. Do việc chỉ chăm chăm vào việc làm sao bán được nhiều nhất, thuyết phục được khách hàng sẽ bỏ qua các cơ hội tiềm năng khác có thể khai thác từ những khái cạnh khác. Thay vào việc lúc nào cũng chỉ nói về những lợi ích, tính năng của sản phẩm đối với khách hàng, thì bạn có thể xem họ đang quan tâm nhất đến điều gì. Từ đó cung cấp các thông tin cần thiết và từ đó khi khách hàng đã thực sự hiểu rõ về sản phẩm của bạn thì tỷ lệ bán hàng sẽ cao hơn.


Xây dựng trải nghiệm khách hàng liên tục và nhất quán


Nếu bạn muốn bán được nhiều sản phẩm hơn để tăng doanh thu thì cũng đồng nghĩa với việc cần phải làm hài lòng khách hàng. Khi khách hàng hài lòng thì họ cũng sẽ nhanh chóng hơn trong việc đưa ra quyết định mua sắm của mình. Tuy nhiên, để làm hài lòng khách hàng nếu chỉ dựa vào bộ phận chăm sóc khách hàng không thôi là chưa đủ. Lúc này doanh nghiệp cần phải xây dựng trải nghiệp khách hàng liên tục và nhất quán. Hạn chế tối đa các trải nghiệm không tốt có thể xuất hiện và tác động đến tâm lý của người mua.


Lựa chọn phương thức thanh toán thích hợp


Một trong những cách tăng doanh thu bán hàng mà bạn có thể khá bất ngờ đó là lựa chọn phương thức thanh toán thích hợp. Phương thức thanh toán phức tạp, mất nhiều thời gian chắc chắn sẽ khiến khách hàng của bạn cảm thấy khó chịu rất nhiều. Thuận tiện – Nhanh chóng – Đa dạng là các tiêu chí mà bạn nên áp dụng trong việc xây dựng các phương thức thanh toán cho khách hàng của mình. Mặt khác điều này còn giúp giảm các khoản công nợ khó đòi mà rất nhiều doanh nghiệp thường gặp.


Cơ cấu mặt hàng kinh doanh hợp lý


Việc cơ cấu lại mặt hàng kinh doanh tưởng như sẽ không tạo nên các tác động quá lớn nhưng lại ảnh hưởng rất nhiều đến việc tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm. Cơ cấu không hợp lý thì tỷ trọng tiêu thu sẽ bị chậm lại hoặc xảy ra các trường hợp lưu kho quá lâu, không đủ số lượng cung ứng,… Vì vậy, các doanh nghiệp cần phải cơ cấu lại mặt hàng kinh doanh sao cho hợp lý nhất có thể. Từ số lượng cho đến tỷ trọng của từng loại sản phẩm trong cơ cấu hàng hóa của doanh nghiệp. Điều này sẽ còn cần phải dựa vào các phân đoạn thị trường mà đơn vị đã nghiên cứu và xác định trước đó cho mình.