Mối quan hệ giữa CRM marketing trong quy trình bán hàng
1 Năm trước 121 lượt xemKhách hàng luôn là yếu tố quan trọng của một doanh nghiệp. Bởi lẽ nhờ có doanh thu từ khách hàng mới tạo ra được lợi nhuận cho doanh nghiệp. Vì vậy đã có rất nhiều công cụ CRM hỗ trợ chăm sóc và quản lý khách hàng. Vậy thì CRM Marketing có mối quan hệ như thế nào trong bán hàng.
1. Mối quan hệ giữa CRM và Marketing
CRM hỗ trợ doanh nghiệp trong việc thu thập dữ liệu khách hàng hiện tại. Hơn nữa cũng như những khách hàng tiềm năng mới có cơ hội chuyển hóa thành khách hàng mua hàng.
Marketing tập trung vào việc tạo ra những khách hàng tiềm năng (leads). Đồng thời xây dựng được kênh liên lạc giữa các lead này.
Theo dõi hành vi khách hàng
CRM: Nắm trong tay chi tiết dữ liệu về quá trình giao dịch của khách hàng
Marketing: Giúp tự động hóa quá trình thu thập thông tin về hành vi của khách hàng tiềm năng.
Như vậy khi kết hợp sẽ giúp nhân viên bán hàng tự tin hơn trong quá trình giao tiếp với khách hàng. Bởi lẽ họ đã có tất cả các điểm tiếp xúc với khách hàng.
>>> Xem thêm: ROAS là gì? Cách tối ưu chi phí ROAS cho doanh nghiệp
Lọc khách hàng tiềm năng và chủ động phân chia công việc
CRM chính là giải quyết hạn chế của Marketing . Vấn đề phổ biến của Marketing là chất lượng lead chưa cao. Chưa có sự kết nối giữa các hệ thống đánh giá. Điều này dẫn tới nhiều nhà tiếp thị vẫn chủ yếu dựa vào kinh nghiệm để quyết định việc có chuyển Lead hay không.
Tuy nhiên, khi kết hợp giữa CRM và marketing. Dữ liệu thu được sẽ được đánh giá, phân tích sau đó phân chia khách hàng cho sales đảm bảo công bằng.
Đo lường hiệu quả của chiến dịch
CRM sẽ tổng hợp thông số, số liệu được cập nhật liên tục trong và được tự động hóa tiếp thị.
Khi tạo một chiến dịch mới trong hệ thống tiếp thị tự động. Nó sẽ phản hồi về CRM để bạn dễ dàng kết nối giao dịch thành công với các chiến dịch tương ứng.
Một số lưu ý về mối quan hệ giữa CRM và Marketing
Bạn hãy tham khảo ý kiến của bộ phận bán hàng trước. Từ đó hãy thay đổi sao cho phù hợp. Có thể chưa thực sự cần sự can thiệp của marketing – tiếp thị tự động. Dưới đây là một số câu hỏi cần trả lời mà có thể sử dụng để đảm bảo hỗ trợ chốt đơn hàng nhanh hơn:
Nguyên nhân do đâu một số chiến dịch tạo lead không hiệu quả ?
Một lead chất lượng cần đảm bảo những yếu tố nào?
Làm thế nào để tối ưu quá trình nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng ?
Nội dung và những chiến dịch nào đang hoạt động hiệu quả ?
2. Mối quan hệ giữa CRM và bán hàng
CRM cho phép theo dõi danh sách khách hàng tiềm năng. Bằng cách liên tục kiểm tra danh sách, rà soát các mối liên hệ với khách hàng. Nhân viên sẽ chủ động trong việc phát hiện xu hướng mua sắm của khách hàng. Hơn nữa sẽ đảm bảo không bỏ lỡ cơ hội bán hàng.
CRM cũng kiểm soát nguồn dữ liệu chiến lược bán hàng. Tại bất cứ thời điểm nào, doanh nghiệp có thể cập nhật thông tin. Hơn nữa sẽ cập nhật tình trạng mới nhất của danh sách khách hàng tiềm năng.
CRM giúp đánh giá chất lượng khách hàng tiềm năng một cách khách quan. Như vậy đảm bảo sẽ không bị lãng phí cơ hội bán hàng. Đảm bảo khả năng mua hàng cao. CRM giúp phân loại danh sách, xác định thứ tự ưu tiên. Từ đó phân chia cơ hội bán hàng tới từng nhóm bán hàng cụ thể. Việc phân chia này giúp đội ngũ bán hàng có phương pháp, hình thức bán hàng phù hợp.
>>> Có thể bạn quan tâm: GoSELL - Phần mềm quản lý bán hàng toàn diện dành cho doanh nghiệp