0
(0 đánh giá)

Giữ chân những khách hàng hiện tại trung thành với thương hiệu sẽ tối đa hóa giá trị tạo ra từ mỗi khách hàng. Doanh thu mà họ mang lại càng nhiều thì giá trị vòng đời của khách hàng càng lớn.

Giá trị vòng đời khách hàng (CLV) là một số liệu quan trọng trong việc xác định số tiền doanh nghiệp của bạn nên chi tiêu để có được khách hàng mới dựa trên giá trị kinh doanh mà họ tạo ra về lâu dài. Sau đây là 4 mẹo giúp cho bạn có thể tăng CLV của doanh nghiệp mình.


Giúp doanh nghiệp thân thiết với khách hàng hơn

Duy trì khách hàng và dòng tiền ổn định là động lực thúc đẩy tăng trưởng hiệu quả. Quá trình này có thể diễn ra dưới các hình thức như game hóa giao diện người dùng, chương trình khách hàng thân thiết, hoặc thậm chí là một đề xuất ESG ấn tượng.

Nghiên cứu cho thấy rằng việc có được một khách hàng mới sẽ tốn kém hơn so với việc giữ chân một khách hàng hiện có.

Đây là lý do tại sao các mô hình đăng ký thành viên ngày càng trở nên phổ biến với những doanh nghiệp thành công nhất trong những năm gần đây.


Sử dụng phản hồi và giới thiệu của khách hàng cũ để thu hút khách hàng mới

Khi nền kinh tế ngày càng trở nên toàn cầu hóa và quá bão hòa, chúng ta càng không thể đánh giá thấp giá trị của những phản hồi tích cực.

Một nghiên cứu cho thấy 90% khách hàng đọc các bài đánh giá trực tuyến trước khi lựa chọn trở thành khách hàng thường xuyên của một doanh nghiệp. Họ cũng có khả năng chi tiêu nhiều hơn 31% cho các công ty có phản hồi “xuất sắc”.

Hãy đảm bảo là công ty bạn luôn xem xét phản hồi tiêu cực một cách nghiêm túc và thường xuyên quảng bá phản hồi tích cực. Điều này sẽ khuyến khích tiêu dùng nhiều hơn và nuôi dưỡng lòng trung thành với thương hiệu cho các hoạt động kinh doanh lặp lại.

Tìm hiểu thêm: Feedback khách hàng là gì? Cách thu thập feedback khách hàng hiệu quả


Giữ tương tác với những khách hàng đã ngưng sử dụng sản phẩm

Khách hàng đã ngưng sử dụng sản phẩm không nhất thiết là một khách hàng đã mất! Một khách hàng đã từng gắn bó với doanh nghiệp của bạn trước đây thì vẫn ở vị trí sâu hơn trong phễu mua hàng so với một khách hàng mới.

Tương tác lại thường rẻ hơn và hiệu quả hơn so với việc theo đuổi các khách hàng tiềm năng mới.

Hãy cố gắng tìm hiểu xem điều gì đã khiến khách hàng rời khỏi trang web hoặc trang đích sản phẩm của bạn. Tiếp cận họ với các giao dịch mới và các dịch vụ có giá trị để khuyến khích họ quay trở lại.


Nâng cao chất lượng chăm sóc khách hàng của bạn

Xây dựng trải nghiệm khách hàng tích cực có thể giúp bạn cải thiện khả năng giữ chân khách hàng. Người tiêu dùng thường muốn mua hàng từ các công ty cung cấp trải nghiệm người dùng tốt hơn.

Mọi người thường có xu hướng ghi nhớ những trải nghiệm tồi tệ một cách rõ ràng hơn so với những trải nghiệm tốt.

Hãy biến trải nghiệm kém của khách hàng thành một trải nghiệm bình thường và một giải pháp hợp lý có thể sẽ mang lại hiệu quả cực kỳ mạnh mẽ trong việc tạo dựng lòng trung thành với thương hiệu.

Lòng trung thành với thương hiệu cao hơn đồng nghĩa với việc tăng doanh số bán hàng và doanh thu định kỳ với chi phí thấp.


Để tối ưu chính sách bán hàng của mình, doanh nghiệp sẽ cần đến các phần mềm hỗ trợ, và GoSELL sẽ là giải pháp hữu ích lúc này. GoSELL cho phép bạn có thể phân nhóm từng đối tượng khách hàng thân thiết và xây dựng chương trình ưu đãi tương ứng. Giúp cửa hàng đảm bảo được việc kiểm soát toàn bộ chính sách bán hàng loại bỏ tối đa các vấn đề sai sót trong quá trình thực hiện các chiến dịch. GoSELL chắc chắn sẽ là giải pháp hữu hiệu giúp doanh nghiệp bán hàng nhiều hơn trong thời đại chuyển đổi số.


Hy vọng rằng với những mẹo trên có thể giúp bạn tăng giá trị vòng đời khách hàng cho doanh nghiệp của mình hoặc bạn có thể liên hệ GoSELL, chúng tôi luôn sẵn sàng phục vụ bạn. Bạn cũng có thể tìm hiểu về các khóa học đang diễn ra cũng như những thông tin và kiến thức bổ ích được cập nhật hàng tuần tại Go Academy.