Tên miền và những khái niệm liên quan

1 Năm trước   102 lượt xem
0
(0 đánh giá)

Tên miền là gì? Có phải bạn đang thắc mắc về những câu hỏi liên quan đến tên miền không? Trong thời đại công nghệ thông tin hiện nay, các địa chỉ trên không gian mạng ngày càng dày đặc. Hãy tưởng tượng bạn đang ở một thành phố ảo trên mạng internet. Tên miền chính là địa chỉ cửa hàng, trường học, bệnh viện hay cơ quan trong thành phố đó. Ngoài ra còn rất nhiều thắc mắc về tên miền là gì phải không nào? Mời bạn đọc cùng theo dõi tại bài viết dưới đây cửa GoSELL để được giải đáp.


Khái niệm tên miền là gì?

Tên miền chính là tên của một trang web hoạt động trên internet, là địa chỉ IP cho mỗi website. Tên miền giúp cho người dùng dễ dàng nhận biết và nhớ đến trang web của bạn.

Có thể hình dung tên miền giống như địa chỉ nhà hay mã zipcode để định vị. Nhờ vào đó mà người dùng có thể tìm đến được website của bạn.

Địa chỉ IP đang được sử dụng hiện tại là IPv4 gồm có 32 bit, chia thành 4 OCtet. Các Octet này được ngăn cách nhau bởi dấu chấm và được biểu hiện ở dưới dạng thập phân có đầy đủ 12 chữ số.

Chính vì là dãy số dài như vậy thì người dùng không thể nào nhớ rõ được. Cho nên, tên miền được dùng để thay thế cho những địa chỉ IP, để người dùng cảm thấy dễ nhớ, dễ hiểu hơn.

>>>Xem thêm: Cách đặt tên thương hiệu hay, ấn tượng cho doanh nghiệp


Các thông tin khác liên quan đến tên miền

Cấu trúc tên miền

Tên miền là một chuỗi các ký tự được ngăn cách nhau bởi dấu chấm, bao gồm tên của website, Top Level Domain Name, tên miền cấp 2,....

Top Level Domain (TLD) là phần mở rộng sau dấu chấm cuối cùng của domain name, và đây là tên miền cấp cao nhất. TLD có hai loại là:

- ccTLD: đây là loại tên miền cấp cao nhất phân theo các quốc gia. Nó gồm có 2 chữ cái, chính là mã quốc gia của các nước tham gia internet được quy định theo tiêu chuẩn ISO-3166

- gTLDs: là loại tên miền cấp cao chung, thường được chia theo các loại lĩnh vực chủ yếu của website. Ví dụ như .com, .net, .edu,...


Ý nghĩa của một số đuôi tên miền phổ biến

Bạn có thể tham khảo ý nghĩa của một số đuôi tên miền phổ biến ở dưới đây:

- .com (Communication - Dành cho mọi đối tượng, cá nhân, doanh nghiệp)

- .net (Network - Dành cho các nhà cung cấp dịch vụ web, net)

- .org (Organization - Các tổ chức phi chính phủ hoặc phi lợi nhuận)

- .biz (Business - Dùng cho các trang thương mại)

- .gov (Government - Dành cho các tổ chức chính phủ)

- .ws (Website - Sử dụng cho các tổ chức thương mại hoặc cá nhân)

- .edu (Education - Dành cho các tổ chức giáo dục đào tạo)

- .info (Information - Website về lĩnh vực thông tin)

- .name (Name - Sử dụng cho trang cá nhân, blog, website cá nhân)

Domain Name System (DNS) là hệ thống phân giải tên miền. Hệ thống này sẽ cho phép thiết lập các liên kết giữa một tên miền và một IP của máy chủ. Người dùng khi truy cập vào website sẽ chỉ cần nhớ tên miền mà không cần phải nhớ đến các địa chỉ IP bằng số.

Bạn cũng có thể hiểu DNS gần giống như một danh bạ điện thoại vậy. Thay vì phải nhớ những dãy số điện thoại dài với nhiều chữ số, thì bạn chỉ cần nhớ tên của người sở hữu số điện thoại đó.


Nguyên tắc đặt tên miền hợp lệ

Hiện tại đã có hàng trăm triệu tên miền đã được đăng ký và số lượng sẽ ngày càng gia tăng rất nhiều. Những tên miền đẹp sẽ được nhiều người lựa chọn đăng ký trước và bạn sẽ không thể sử dụng được tên miền giống như vậy nữa.

Để có thể đặt được một tên miền hợp lệ, bạn cần phải tuân thủ những quy tắc dưới đây:

- Tên miền bao gồm cả phần mở rộng chỉ bao gồm tối đa 63 ký tự

- Tên miền chỉ được sử dụng các ký tự trong bảng chữ cái (a-z), các số (0-9) và cả dấu trừ (-) nữa

- Không được sử dụng những ký tự đặc biệt để đặt tên miền

- Tên miền không được bắt đầu hoặc kết thúc bằng dấu trừ (-)


Phân biệt tên miền và Hosting

Muốn trang web của bạn có thể hoạt động được tốt thì bạn cần phải sở hữu cả tên miền và Hosting. Tên miền thì cung cấp cho mọi người cách tìm thấy trang web của bạn. Còn Hosting chính là không gian trên máy chủ, nơi chứa toàn bộ nội dung trang web của bạn.


Nếu so sánh tên miền với địa chỉ nhà thì bạn có thể hình dung Hosting giống như một ngôi nhà vậy. Tên miền và web hosting vì vậy có mối quan hệ cộng sinh. 


Vừa rồi GoSELL đã giải đáp các thắc mắc về khái niệm và cách chọn tên miền cho doanh nghiệp. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn, nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào, vui lòng liên hệ đến đội ngũ nhân viên của GoSELL để được giải đáp kỹ hơn!