Top những mô hình kinh doanh thành công và hiệu quả nhất ở Việt Nam
1 Năm trước 170 lượt xemMỗi công ty khi bắt đầu kinh doanh đều phải xác định mô hình kinh doanh của mình. Để từ đó định hướng và lên kế hoạch phát triển trong tương lai.
Mô hình kinh doanh là gì?
Mô hình kinh doanh (Business Model) được định nghĩa là một chiến lược, phương cách mà doanh nghiệp sử dụng để áp dụng cho mục tiêu kinh doanh từ đó mang lại lợi nhuận cao. Thông qua mô hình kinh doanh, doanh nghiệp có thể xác định được: sản phẩm hoặc dịch vụ nào thích hợp, thị trường mục tiêu hay các khoản cần chi trả cho hoạt động marketing...
Bản chất của các mô hình kinh doanh chính là:
- Lựa chọn sản phẩm và dịch vụ sẽ kinh doanh
- Các hình thức tiếp thị sản phẩm để khách hàng biết đến
- Thống kê và xác định các loại chi phí trong quá trình vận hành hoạt động kinh doanh
- Cách để tạo ra sự chuyển đổi từ đó mang lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp
Việc xác định mô hình kinh doanh rất quan trọng đối với các doanh nghiệp, dù ở quy mô nào. Có được mô hình phù hợp, doanh nghiệp có cơ sở để xác định vị trí và xây dựng giá trị bền vững trên thị trường. Trong bối cảnh đầy tính cạnh tranh thì mô hình kinh doanh cần thay đổi liên tục để thích ứng và dễ phát triển hơn.
Xem thêm: Cách trưng bày sản phẩm đẹp mắt và ấn tượng
Một số yếu tố ảnh hưởng đến mô hình kinh doanh
Giá trị kinh doanh
Lợi ích mà sản phẩm của doanh nghiệp đem đến cho khách hàng chính là giá trị kinh doanh. Doanh nghiệp cần xác định mục tiêu hướng tới: cá nhân hoặc tổ chức.
Để kinh doanh mang lại hiệu quả cao cần thường xuyên nâng cao giá trị kinh doanh thông qua việc làm khách hàng hài lòng về sản phẩm mà mình cung cấp.
Xác định doanh thu
Đây là việc mà người làm chủ doanh nghiệp phải tính toán kỹ lưỡng trước khi bắt đầu kinh doanh. Nguồn doanh thu từ sản phẩm/dịch vụ sẽ đem lại lợi nhuận để công ty có thể duy trì và phát triển. Một khoản doanh thu cũng là nền tảng để doanh nghiệp có thể bắt đầu vận hành đầu tư một chu trình mới.
Cơ hội thị trường
Thông thường, doanh nghiệp sẽ thực hiện một số nghiên cứu, khảo sát thị trường xem sản phẩm mà mình đưa ra có thích hợp đưa ra thị trường hay không? Đánh giá tính khả thi và lợi nhuận rồi mới đầu tư.
Môi trường cạnh tranh
Doanh nghiệp cần hiểu rõ môi trường cạnh tranh. Sản phẩm/dịch vụ càng ít đối thủ cạnh tranh thì càng dễ chiếm lĩnh thị trường.
Tình hiểu và xác định: có bao nhiêu đối thủ đang cạnh tranh với bạn? sử dụng mô hình nào? Ưu điểm và nhược điểm? Khách hàng mục tiêu của họ?
Lợi thế cạnh tranh
Lợi thế cạnh tranh thể hiện ở việc với cùng một sản phẩm/dịch vụ cung cấp, doanh nghiệp có gì đặc điểm hay lợi thế gì vượt trội hơn đối thủ khác.
VD:
- Giá cả rẻ hơn
- Hình thức đẹp hơn
- Tốc độ đưa ra thị trường nhanh
- Dễ mua sắm và sử dụng hơn
- Mô hình kinh doanh mới hơn,…
Chiến lược thị trường
Sau khi tiến hành các hoạt động khảo sát thị trường, tìm hiểu nhu cầu của khách hàng. Doanh nghiệp sẽ có kế hoạch chi tiết. Sản phẩm phải được đưa ra đúng thời điểm mà khách hàng cần. Tối ưu hóa bằng cách tận dụng tâm lý khách hàng, đưa gia các chương trình ưu đãi, tri ân hợp lý. Thúc đẩy sản phẩm bán chạy hơn, đem lại lợi nhuận cao hơn.
Phát triển tổ chức
Cơ cấu tổ chức thật tốt là yếu tố đặc biệt quan trọng. Một doanh nghiệp cần phải có các phòng ban rõ ràng và cụ thể. Mỗi phòng ban sẽ phụ trách một công việc, một nhiệm vụ nhất định để bộ máy được vận hành một cách linh hoạt, trơn tru và chuyên nghiệp. Có như thế mới đem lại mô hình kinh doanh hiệu quả và chất lượng bền vững.
Đội ngũ quản lý
Một số mô hình kinh doanh không hiệu quả nếu đội ngũ quản lý không hiểu rõ mô hình kinh doanh là gì. Điều này phụ thuộc rất nhiều vào đội ngũ quản lý. Đội ngũ quản lý cần lập kế hoạch và có năng lực mới có thể điều hành cấp dưới hiệu quả.
Doanh nghiệp cần nắm chắc và phân biệt được 8 yếu tố then chốt này. Những mô hình kinh doanh thành công đều đảm bảo các yếu tố này được kết hợp nhịp nhàng.
>>> Xem thêm: Sản phẩm số là gì? Tổng hợp các sản phẩm số kinh doanh siêu lợi nhuận
Những mô hình kinh doanh thành công, hiệu quả nhất
1. Kinh doanh nhà sản xuất
Đây là mô hình mà các doanh nghiệp tạo ra các sản phẩm cuối cùng (sản phẩm phân phối trực tiếp tay người tiêu dùng hoặc các trung gian phân phối). Doanh nghiệp sẽ bắt đầu từ các nguyên liệu thô đầu vào hoặc có thể gia công lắp ráp tạo ra thành phẩm.
2. Mô hình nhà phân phối
Các doanh nghiệp trực tiếp mua các sản phẩm từ nhà sản xuất với số lượng lớn. Giúp hưởng giá chiết khấu cao, sau đó phân phối lại cho các đại lý bán lẻ hoặc trực tiếp đến tay người dùng.
3. Mô hình bán lẻ
Là những doanh nghiệp nhập hàng từ nhà trung gian phân phối, nhà bán buôn hoặc các đại lý bán lẻ. Sau đó bán lại cho khách hàng của mình, ở từng khu vực địa lý cụ thể.
4. Nhượng quyền thương mại
Đây là hình thức mua hoặc thuê lại toàn bộ mô hình kinh doanh và thương hiệu của các công ty nổi tiếng để kinh doanh. Sau khi thuê hoặc mua lại sẽ phải trả một khoản phí cho bên nhượng quyền để được sử dụng mô hình và thương hiệu sẵn có của họ.
5. Mô hình kinh doanh online
Là hình thức kinh doanh qua các nền tảng xã hội như Facebook, Instagram, Tiktok, Zalo, Youtube, … Đây là một trong những mô hình kinh doanh hiệu quả nhất, giúp tiết kiệm chi phí. Song song đó khả năng tiếp cận một lượng lớn người tiêu dùng trên nhiều phạm vi khác nhau. Hiện nay mô hình online rất phổ biến, bất kỳ doanh nghiệp nào cũng đều áp dụng.
6. Mô hình tiếp thị Affiliate
Mô hình này không phải là quảng cáo trực tiếp. Các nhà phân phối sẽ nhận hoa hồng từ nhà cung cấp khi có người dùng ghé thăm website và trở thành khách hàng của nhà sản xuất.
7. Kinh doanh dựa trên các trang thương mại điện tử
Là mô hình được dựa trên các các sàn giao dịch thương mại điện như Lazada, Shopee, Tiki vv..… để thu hút các nhà kinh doanh trực tuyến cùng tham gia buôn bán sản phẩm, mang sản phẩm đến tay khách thông qua hoạt động mua hàng trực tuyến.
8. Mô hình kinh doanh Agency
Các công ty, doanh nghiệp có nhiều kinh nghiệm trong một số lĩnh vực cụ sẽ cung cấp:
- Giải pháp bán hàng
- Truyền thông sản phẩm, thương hiệu đến khách hàng.
Hiện nay có rất nhiều công ty thành lập dựa trên mô hình kinh doanh Agency. Đây là một cơ sở tốt để các doanh nghiệp có thể hợp tác đôi bên cùng phát triển.
>>> Xem thêm: GoSELL - Phần mềm quản lý bán hàng đa kênh toán diện dành cho doanh nghiệp